Tiểu dẫn Tống_biệt_hành

  • Về tác giả:

Thâm Tâm là người đa tài, ngoài tài thơ còn vẽ tranh, viết truyện, soạn kịch, minh họa cho sách báo; tuy vậy ông vẫn được người đời biết đến khả năng làm thơ nhiều hơn cả.

Ngữ văn 11 viết: ...Là một nhà thơ mới mang tâm sự của "thời đại cái tôi. Thâm Tâm có giọng thơ rắn rỏi, gân guốc, phảng phất hơi thơ cổ, nhất là những bài hành như Can trường hành, Vọng nhân hành, Tống biệt hành... Thơ ông sau những tâm sự uất ức đó đây, là một lòng yêu nước kín đáo và cả khát vọng "lên đường" - trước hết là để thoát khỏi cuộc sống bế tắc...[3]

  • Về thi phẩm Tống biệt hành:

Đây là tác phẩm làm theo thể "hành" về một cuộc đưa tiễn. Với những dòng thơ đặc tả tâm trạng, thái độ của người ra đi cũng như người ở lại, Thâm Tâm đã khắc họa nên hình tượng "li khách" với một vẻ đẹp quen thuộc nơi người anh hùng của văn chương cổ điển. Suốt bài thơ, tuy tác giả không hề đề cập đến ngọn nguồn nào đã khiến người tráng sĩ lên đường... song ai cũng hiểu rằng đây chính là hình bóng của Kinh Kha giã biệt người thân, qua sông Dịch, sang Tần làm thích khách. Đọc hết bài thơ, người đọc sẽ cảm nhận được ý thơ này để yêu mến, trân trọng một ước vọng, một mơ mộng với nét đẹp hào hùng của người anh hùng quyết ra đi hi sinh vì đại nghĩa.